Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, sau khi tiêm trẻ thường gặp phải một số biến chứng do tác dụng của thuốc, vắc-xin. Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng cha mẹ cần biết.
Những phản ứng sau tiêm phòng có thể gặp ở trẻ
Một số trẻ sau khi tiêm có thể gặp phản ứng tại chỗ như cảm thấy đau nơi tiêm, thường kéo dài từ 1 vài giờ đến 1 ngày. Một số trẻ khác sẽ bị sưng đỏ, nổi cục lên ở nơi tiêm. Cục này có kích thước bằng hạt đậu, có khi bị viêm tấy đỏ và có thể tồn tại tới 2-3 tuần mới tiêu.
Triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ sau khi tiêm phòng là bị sốt.Trẻ có thể sốt nhẹ, kèm theo quấy khóc, bú kém, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu nhưng thông thường sẽ hết sốt sau tiêm 1-2 ngày.
Một số trường hợp trẻ bị mề đay, ngứa toàn thân sau khi tiêm phòng bệnh sởi hoặc bệnh rubella. Trẻ cũng có thể phát ban đỏ thể kèm theo sốt nhẹ và sẽ tự khỏi không cần dùng thuốc. Ngoài ra, những phản ứng nặng có thể xảy ra như trẻ bị co giật, bị hội chứng rên la, nổi hạch to, da tím tái…Trong những trường hợp này cần đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám để được các bác sĩ tư vấn thêm.
Cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng
–Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng là tình trạng xảy ra rất phổ biến khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn dẫn đến mất sức. Với trường hợp trẻ sốt nhẹ trên 38-38,5 độ C thì cha mẹ cần thực hiện các thao tác như sau: không cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, nếu trời lạnh có thể bỏ bớt đồ chỉ cần phòng ngủ giữ ấm là được. Dùng nước ấm lau người cho trẻ kết hợp chườm mát tại vị trí tiêm phòng. Mẹ vẫn nên cho trẻ bú bình thường, cho trẻ uống nhiều nước hơn.
Khi bế trẻ tuyệt đối tránh chỗ tiêm. Các mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dần của bác sĩ và tránh sử dụng thuốc hạ sốt có thành phần aspirn hoặc axit salicylic bởi tác dụng phụ của những loại thuốc này kết hợp với thành phần vắc-xin sẽ gây ra những triệu chứng nghiêm trọng khác. Khi trẻ sốt cao trên 39 độ C kèm theo bỏ bú liên tục từ 1-2 ngày, quấy khóc nhiều, co giật, da tím tái thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.
-Xử trí khi bé bị sưng đỏ sau tiêm phòng vắc xin: Một số trẻ em do cơ địa quá nhạy cảm vùng da tiêm phòng sẽ bị sưng đỏ và nổi cục cứng. Tình trạng này ở trẻ có thể kéo dài từ 6-8 tiếng. Cha mẹ cần chườm lạnh chỗ tiêm để mau chóng giảm đau cho trẻ. Sau 24 giờ tiếp theo, có thể chườm nóng để vết sưng tấy mau biến mất, tạo điều kiện cho da trao đổi với môi trường bên ngoài để nhanh chóng phục hồi.
Một số người đưa ra mẹo xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm để giảm sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, các mẹ cần thận trọng vì làn da của trẻ rất nhạy cảm, làm như vậy có thể gây tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm. Với trường hợp trẻ bị sưng to, xuất hiện hạch kéo dài nhiều tuần thì nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám.
-Sau khi tiêm xong nếu trẻ có quấy khóc liên tục thì cha mẹ cần xử trí như thế nào? Sau khi tiêm phòng, các mẹ nên ở lại cơ sở y tế từ 15-30 phút thời theo dõi xem trẻ có gặp phản ứng sau tiêm không. Theo dõi trẻ trong vòng 12 giờ sau tiêm, nếu trẻ chỉ có biểu hiện quấy khóc thì đây là dấu hiệu bình thường.
Còn nếu trẻ vẫn khóc liên tục hơn 3 tiếng đồng hồ, trong vòng 2 ngày sau khi tiêm chủng kèm theo bỏ bú, biếng ăn, mệt mỏi, không ngủ, da khô thì nên đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.
–Da của trẻ xuất hiện mẩn ngứa kéo dài sau khi tiêm phòng: Nguyên nhân này là do trong một số loại vắc xin có chứa chất neomycin và polymicin gây kích thích mẩn ngứa trên da của trẻ. Trong trường hợp này, cha mẹ nên xin ý kiến tư vấn của bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Tuy nhiên, khi kháng sinh cần hết sức thận trọng đối với trẻ có tiền sử da nhạy cảm.
Xem thêm: Quy trình lay mau got chan sang loc sau sinh