Bổ sung yếu tố đông máu, phòng tránh những va đập mạnh gây chảy máu…là những phương pháp điều trị bệnh hemophilia tuy không chữa dứt điểm nhưng giúp người bệnh hạn chế được những biến chứng xấu nhất.
Bệnh hemophilia là gì?

Thông thường, trong máu sẽ chứa các protein giúp máu đông khi cần thiết. Khi mạch máu bị tổn thương, các yếu tố đông máu sẽ hoạt hóa và tạo thành vảy hoặc cục máu đông để làm lành vết thương ngăn chảy máu. Quá trình đông máu có sự tham gia của các yếu tố được đặt tên là yếu tố XIII, IX và XI.
Bệnh hemophilia hay còn gọi là bệnh máu khó đông hình thành do thiếu hoặc bất thường các yếu tố XII, IX, XI gây nên. Đây là một căn bệnh di truyền nhưng vẫn có 30% số người mắc bệnh không có tiền sử gia đình mà do sự đột biến gen.
Tỉ lệ mắc bệnh ở bé trai là 1/10.000 cao hơn tỷ lệ mắc bệnh ở bé gái do gen bệnh nằm trên nhiễm sắc thể X.
Phương pháp điều trị bệnh hemophilia như thế nào?
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị bệnh hemophilia dứt điểm, các phương pháp chỉ mang tính hạn chế tổn thương gây chảy máu quá nhiều và kéo dài khả năng sống sót cho bệnh nhân cũng như ngăn ngừa khả năng truyền bệnh cho thế hệ sau.
Bổ sung yếu tố đông máu – phương pháp điều trị bệnh hemophilia phổ biến

Hiện nay, việc bổ sung những yếu tố đông máu suốt đời được coi là phương pháp điều trị bệnh hemophilia hiệu quả và phổ biến nhất. Những yếu tố này được sản xuất từ máu người nhằm giúp cho quá trình đông máu của người bệnh được tiền hành nhanh hơn, hạn chế tối đa việc chảy máu.
Ngày nay, phong trào hiến máu nhân đạo đang có xu hướng rộng khắp và ngày càng được nhiều người hưởng ứng mang đến một tia hy vọng trong việc điều trị cho bệnh nhân hemophilia nói riêng và những bệnh nhân mắc bệnh về máu nói chung.
Hạn chế gây chấn thương gây chảy máu
Vì chưa có phương pháp điều trị bệnh hemophilia dứt điểm nên đối với trẻ bị hemophilia nên hạn chế việc chấn thương để không xảy ra tình trạng chảy máu. Khi bị bệnh, dù chỉ là một vết cắt nhỏ cũng khiến trẻ mất đi lượng máu gấp nhiều lần người bình thường. Nếu không được cầm máu và xử lý kịp thời dễ dẫn đến mất máu quá nhiều thậm chí gây tử vong cho trẻ. Vì vậy, ba mẹ nên chú ý quan sát và trông nom bé cẩn thận để các em không bị chấn thương. Đặc biệt, hãy bảo vệ răng miệng bé thật tốt vì trẻ hay gặp các vấn đề về răng miệng gây chảy máu chân răng vô cùng nguy hiểm.
Thăm khám bác sĩ ngay nếu có triệu chứng bất thường
Đối với bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông, ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời nếu không phần lớn bé sẽ chết trước năm 13 tuổi. Bé có thể sống và hòa nhập như người bình thường nếu được điều trị, chăm sóc và tập luyện kịp thời, đúng cách.
Trẻ em nên đi khám định kỳ để nắm bắt tình hình bệnh và hạn chế việc vận động mạnh, không tiêm ở bắp, châm cứu, tránh sử dụng thuốc gây chảy máu như aspirin.
Bổ sung các chất tăng khả năng đông máu

Một trong những phương pháp điều trị bệnh hemophilia không triệt để nhưng được bác sĩ khuyên dùng đó là việc bổ sung vào thực đơn hằng ngày của bé những thực phẩm có tác dụng thúc đẩy quá trình đông máu.
Những thực phẩm có thể kể đến như:
Thực phẩm giàu vitamin K từ rau củ: rau cải, rau muống, rau bó xôi, cần tây, đậu nành, mầm lúa mì, dầu hướng dương hay các loại trái cây như chuối, nho, dưa hấu..
Bổ sung đạm từ động vật như gan lợn, bò, các loại thịt bò, gà đặc biệt là lòng trắng trứng gà.
Trên đây là những phương pháp điều trị bệnh hemophilia, tuy không triệt để chữa khỏi nhưng hạn chế tối đa những hậu quả xấu nhất đối với bé.