Bất kỳ người mẹ nào cũng mong muốn con yêu được phát triển khỏe mạnh và khôn lớn mỗi ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ chế độ dinh dưỡng cho bé hợp lý theo từng độ tuổi. Dưới đây là một số quan điểm sai lầm của các mẹ khi chế biến món ăn hằng ngày cho con.
Ăn thật nhiều thịt nạc để tránh thiếu máu
Sắt là một trong số các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Trong thịt nạc có chứa rất nhiều sắt dạng dễ hấp thu nhưng lại khiến trẻ gặp nhiều khó khăn khi nhai và nuốt. Do vậy mà nhiều trẻ không thích ăn loại thịt này. Thay vì phải nạp quá nhiều thịt nạc để cung cấp sắt cho cơ thể, các mẹ có thể cho bé ăn sữa, trứng, cá, các loại đậu, thịt gia cầm, bánh mì, nho khô,…
Theo tiêu chuẩn, bé dưới 10 tuổi cần được nhận ít nhất 10mg sắt mỗi ngày. Nếu các mẹ cảm thấy chế độ dinh dưỡng cho bé không đủ sắt, có thể tham khảo tư vấn của các bác sĩ nhi khoa về việc bổ sung vitamin tổng hợp chứa sắt cho con.
Không cho trẻ ăn dầu mỡ để tránh béo phì
Mỗi trẻ cần từ 30-40% lượng calo từ chất béo hàng ngày để đáp ứng nhu cầu đặc biệt từ axit béo của não bộ và cơ thể đang phát triển nhanh chóng. Lượng chất béo cho trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi khoảng 3,5g/kg mỗi ngày. Tốt nhất là cho trẻ sử dụng các chất béo có nguồn gốc từ dầu thực vật hoặc mỡ cá có hàm lượng Omega 3 cao giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ tuần hoàn cũng như giảm thiểu các bệnh viêm nhiễm.
Bổ sung vitamin tổng hợp khi bé lười ăn rau
Rất nhiều trẻ không chịu ăn nhưng không có nghĩa là chế độ dinh dưỡng cho bé bị thiếu vitamin và khoáng chất. Do đó các mẹ không cần phải bổ sung vitamin tổng hợp cho con. Thay vào đó có thể cho trẻ ăn hoa quả chín mỗi ngày. Nếu con bạn không thích ăn cà rốt thì quả mơ hay dưa hấu là giải pháp thay thế tuyệt vời vì chúng giàu rất vitamin A, caroten.
Dâu tây, cam đáp ứng axit folic cho bé lười ăn rau bina. Chuối giúp bé lười ăn khoai tây có đủ lượng kali cần thiết và vitamin C trong cam quýt có thể thay cho súp lơ xanh. Tuy nhiên, ngay cả khi trẻ lười ăn rau, mẹ vẫn nên khuyến khích bé ăn mà không nên bỏ qua hoàn toàn. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết nên cho trẻ ăn cà rốt 2 lần/tuần, khoảng 30-50g mỗi lần sẽ có tác dụng ức chế các tế bào gây ung thư.
Cho ăn ít đi khi trẻ bị ốm
Mỗi khi bé bị ốm bạn không nên giảm lượng thức ăn của trẻ. Bởi đây là lúc bé yêu của bạn cần tất cả các chất dinh dưỡng để có thể chống lại bệnh tật. Nhưng nếu con không ăn được nhiều, mẹ cũng đừng lo lắng hay ép trẻ ăn. Thay vào đó hãy cho trẻ ăn những gì mà trẻ thích.
Chỉ sử dụng nước hầm xương cho trẻ
Nhiều mẹ khi chế biến các món ăn dinh dưỡng cho bé đã quan niệm rằng phần nước hầm xương có chứa nhiều chất bổ dưỡng hơn nên đã bỏ phần cái đi mà chỉ giữ lại phần nước để nâu cho bé. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy chất đạm có trong thịt, cá, tôm hay chất xơ trong rau củ quả dù có ninh trong bao lâu thì vẫn chỉ ở phần xác, không tan trong nước. Vì vậy muốn nhận đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ cần ăn cả phần cái bằng cách băm nhuyễn hay cắt nhỏ.
Nước quả là đồ uống tuyệt vời
Mặc dù nước quả tươi giàu dinh dưỡng hơn soda hay nước có ga nhưng không phải cứ bé khát là mẹ lại cho uống. Cần phải có giới hạn về lượng nước hoa quả trong chế độ dinh dưỡng cho bé bởi nếu không sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ với những thực phẩm khác. Hơn nữa, trong nước hoa quả có chưa lượng đường cao có thể làm hỏng men răng và khiến dạ dày của trẻ bị khó chịu. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, lượng nước hoa quả tối đa mà bé có thể uống là 100-120ml/ngày. Ngoài ra, nước lọc vẫn là loại đồ uống tốt nhất khi bé đang khát.
Xay nhuyễn mọi loại thức ăn
Thức ăn khi đã được xay nhuyễn thì bé chỉ việc nuốt luôn mà không có cơ hội được nhai. Vì vậy, bé sẽ không cảm nhận được mùi vị của các loại thức ăn khác nhau lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn, biếng ăn. Thay vì lạm dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn đồ ăn cho bé, mẹ hãy tập cho con học xúc và nhai khi có cơ hội để bé mau chóng hòa nhập được môi trường mẫu giáo khi đến tuổi đi học.