Hiện nay, ngày càng nhiều trẻ em bị thừa cân béo phì. Những trẻ bị béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, bệnh thận, bệnh về đường mật, hay xương khớp… Vì vậy, cần có các biện pháp phòng chống và điều trị bệnh béo phì thừa cân ở trẻ em để giúp trẻ được phát triển khỏe mạnh.
Nguyên nhân gây ra béo phì ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân chính.
– Do di truyền: trẻ nhỏ có bố mẹ mắc bệnh béo phì sẽ có khả năng mắc bệnh gấp 4-8 lần so với những trẻ khác.
– Sai lầm trong cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ như cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, ăn quá nhiều thức ăn trong ngày khiến dư thừa calo…
– Trẻ lười vận động, ham thích trò chơi điện tử, xem tivi.
– Do ảnh hưởng của tâm lí: những trẻ bị trầm cảm, stress cũng có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn các trẻ bình thường.
Cách phòng chống và điều trị bệnh béo phì thừa cân ở trẻ em
Cách phòng tránh bệnh béo phì
– Cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn vặt và các đồ ăn nhanh, đặc biệt là đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ… Thay vào đó, hãy cho con ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, uống nước hoa quả thay các loại nước ngọt có gas.
– Không nên để trẻ quá đói, sẽ khiến con ăn nhiều hơn vào bữa ăn sau. Có thể cho trẻ ăn thành nhiều bữa mỗi bữa ăn một số lượng vừa phải.
– Tránh khuyến khích, khen thưởng trẻ bằng các đồ ăn vì làm thế dễ khiến trẻ cố gắng để được khen thưởng “đồ ăn”, dễ gây béo phì.
– Hãy khuyến khích trẻ vận động bằng cách cùng trẻ tập thể dục thể thao, rủ trẻ cùng giúp cha mẹ làm việc nhà và chơi với con thay vì để trẻ chỉ ngồi một chỗ chơi điện tử hay xem tivi, điều này giúp trẻ vui vẻ khỏe mạnh hơn, giảm các chứng bệnh trầm cảm, stres, lười vận động …
Cách điều trị bệnh béo phì ở trẻ em
– Lập một chế độ ăn hợp lí cho trẻ béo phì: hạn chế đồ ăn nhiều đạm, đường, chất béo, tăng cường nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
– Tránh xa các loại thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh.
– Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả thay vì nước ngọt có gas.
– Cho trẻ ăn làm nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn ít một tránh việc ăn quá nhiều một lúc khiến trẻ bị tích mỡ.
– Nên dùng sữa gầy cho trẻ, hạn chế dùng sữa nguyên kem. Sữa đặc có đường cần được thay bằng sữa tươi hoặc sữa bột.
– Nếu trẻ bị mắc bệnh béo phì quá nặng thì cha mẹ nên đưa con tới bác sĩ khám và điều trị để có được lời khuyên và thuốc giảm cân tốt nhất, tránh biến chứng xấu xảy ra cho trẻ. Trong trường hợp tất cả các phương pháp phòng chống và điều trị béo phì thừa cân ở trẻ em ở trên đều không thành công thì có thể thực hiện phẫu thuật giảm béo phì khi trẻ tới tuổi vị thành niên.