Tháp dinh dưỡng là trợ thủ đắc lực của các bà mẹ trong việc xây dựng thực đơn hằng ngày cho bé. Nếu nắm vững tháp dinh dưỡng, các mẹ sẽ không còn phải băn khoăn khi phối hợp chế biến các món ăn ngon và giàu năng lượng cho trẻ.
Chức năng của tháp dinh dưỡng cho trẻ
Tháp dinh dưỡng được xây dựng bởi các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, do vậy các mẹ có thể yên tâm về tính khoa học của việc phân chia lượng dinh dưỡng cho bé trong thực đơn theo ngày, theo tuần. Nhìn vào tháp dinh dưỡng cho bé, mẹ sẽ thấy rất nhiều nhóm thực phẩm khác nhau và có thể biết được đâu là thực phẩm nên cho bé ăn nhiều, đâu là thực phẩm cần phải hạn chế. Tính từ dưới lên, tháp dinh dưỡng bao gồm những nhóm thực phẩm chính như sau:
-Các sản phẩm từ sữa và chất lỏng.
-Rau củ quả
– Các loại ngũ cốc
-Các thực phẩm giàu đạm
-Thực phẩm cung cấp chất béo, đường.
Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì nhu cầu cung cấp năng lượng và dinh dưỡng của trẻ là khác nhau. Do đó, để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, các mẹ hãy tham khảo các nhóm thực phẩm trong tháp dinh dưỡng dưới đây.
Các nhóm thực phẩm trong tháp dinh dưỡng
–Nhóm 1 là chất lỏng và các sản phẩm từ sữa: Mỗi ngày, có thể cho trẻ uống khoảng 450 – 700 ml sữa hoặc các sản phẩm từ sữa cùng 100 – 150 ml các loại nước hoa quả. Lưu ý: các mẹ chỉ nên cho các bé uống sữa và nước hoa quả tươi, hạn chế tối đa việc sử dụng nước ngọt, nước có ga hay các loại nước hoa quả đóng chai sẵn.
–Nhóm 2 bao gồm các loại thức ăn chủ yếu cung cấp tinh bột như gạo, ngô, khoai, mì, yến mạch, lúa mì… Đối với các thức ăn trong nhóm 1 của tháp dinh dưỡng mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu.
–Nhóm 3 là nhóm các thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng như các loại rau, củ quả, đặc biệt là những rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau muống, rau cải, mồng tơi,… và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng như chuối, dưa hấu, xoài, đu đủ,…Lưu ý: không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn nhiều rau dền vì trong loại rau này chứa nhiều nitrit có thể gây độc cho trẻ hoặc xúp lơ, bắp cải, củ cải – là những rau có thể gây đầy bụng, sôi bụng.
–Nhóm 4 trong tháp dinh dưỡng của trẻ thể hiện nhóm thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ,…Đối với nhóm thực phẩm này mẹ chỉ nên cho trẻ ăn vừa phải, và nên thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật có nhiều trong các loại đậu. Bởi đạm thực vật rất tốt cho cơ thể mà không làm tăng cholesterol. Chất đạm có nguồn gốc từ cá tốt cho tim mạch và sự phát triển não bộ của trẻ. Ngoài ra nghêu, sò, ốc, hến chứa nhiều chất vôi, tốt cho hệ xương. Trong các hải sản, thì tôm hùm được cảnh báo là có nhiều cholesterol, còn những loại khác tương đối bổ và lành, trẻ đều có thể sử dụng được trừ trường hợp bị dị ứng với đồ biển.
Các mẹ cũng cần lưu ý là không nên cho bé ăn nhiều thịt đỏ như thịt bò, bê, cừu, trâu…vì có chứa nhiều cholesterol. Trong đông y, các loại thịt đỏ này có tính hàn vị lạnh, khi cho trẻ nhỏ, người ốm ăn sẽ gây khó tiêu. Các loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt, ngỗng,…được coi là tốt hơn vì có chứa ít chứa cholesterol có hại hơn. Thịt lợn là nhóm đứng giữa, có tính bình, nhất là phần nạc thăn. Lưu ý: chỉ cho bé ăn phần thịt nạc trắng và không nên cho bé ăn phần da nhiều mỡ.
–Nhóm 5 là phần đỉnh của tháp dinh dưỡng cung cấp chất béo bao gồm dầu, mỡ, bơ, lạc, vừng,… Bạn nên hạn chế sử dụng nhóm này trong bữa ăn của trẻ trừ vừng.