Tiem chung phong benh cho tre 5 trong 1 giúp phòng ngừa những loại bệnh nào ở trẻ, lịch tiêm phòng như thế nào và có an toàn cho trẻ không,…là những thắc mắc thường gặp khi các bậc cha mẹ cho trẻ tiêm mũi 5 trong 1.
Mũi tiêm 5 trong 1 phòng ngừa những bệnh gì?
Vắc-xin 5 trong 1 là vắc-xin phối hợp ngừa cùng lúc 5 loại bệnh nguy hiểm có khả năng gây tử vong hoặc tàn tật ở trẻ như bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và các bệnh do vi khuẩn do Haemophyllus influenza type B (Hib) gây ra như viêm phổi, viêm màng não mủ…Vắc-xin này đã được Tổ chức Y tế thế giới kiểm định về chất lượng. Hiện nay có 2 loại vắc-xin tiêm chủng 5 trong 1 được sử dụng như sau:
-Vắc-xin 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng ở rộng – Quinvaxem ngừa được 5 bệnh nêu trên, trừ bệnh bại liệt. Vì vậy, khi trẻ tiêm vắc-xin này thì sẽ được bổ sung bằng liều vắc-xin uống để phòng ngừa bại liệt.
-Vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim của dịch vụ có thể ngừa được 5 loại bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib, trừ viêm gan B. Sau khi tiêm mũi 5 trong 1 này trẻ cần tiêm bổ sung vắc-xin viêm gan B đơn.
Lịch tiêm phòng mũi 5 trong 1
Trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ 3 mũi tiêm cơ bản, mỗi mũi tiêm cách nhau tối tiểu 28 ngày và tiêm mũi đầu tiên khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Tiêm nhắc lại mũi thứ 4 lúc trẻ được 18 tháng hoặc tiêm cách mũi thứ 3 ít nhất là 6 tháng, nếu trước đó đã tiêm vắc -xin 5 trong 1 theo lịch tiêm chủng mở rộng.
Lịch tiêm phòng 5 trong 1 có thể dao động tùy thuộc tình hình thực tế như trẻ bị ốm, hết vắc-xin, có thể tiêm chậm hơn với kế hoạch một chút nhưng không nên quá muộn vì trẻ có nguy cơ mắc bệnh trước khi được tiêm chủng đủ liều. Điều lưu ý dành cho cha mẹ là cả vắc-xin tổng hợp 5 trong 1 và 6 trong 1 không được tiêm trước khi bé đủ 2 tháng hoặc tiêm sớm hơn lịch hẹn của bác sĩ vì vắc-xin sẽ mất tác dụng và phải tiêm lại. Nếu trẻ đang bị ốm, sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính thì cần được hoãn tiêm.
Xem thêm: kham tong quat cho be
Các tác dụng phụ có thể gặp ở trẻ sau tiêm phòng 5 trong 1
Phần lớn các phản ứng tại chỗ cũng như toàn thân là nhẹ và sẽ hết trong vòng 2-3 ngày sau tiêm vắc-xin như:
-Chỗ tiêm bị sưng đỏ và đau.
-Trẻ sốt nhẹ dưới 38 độ C.
-Trẻ có thể quấy khóc khó chịu nhiều hơn bình thường.
-Trẻ ăn hoặc bú kém hơn ngày thường.
Sau tiêm phòng 5 trong 1 cha mẹ cần chú ý tình trạng sức khỏe của con, cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn, tuyệt đối không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Theo dõi sát sao nhiệt độ cơ thể của trẻ, chườm mát (không dùng đá lạnh để chườm), mặc quần áo thoáng mát khi trẻ bị sốt. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo hướng dẫn của các bác sĩ.
Những trẻ không nên tiêm vắc-xin Quinvaxem
-Không tiêm vắc-xin Quinvaxem nếu trẻ có tiền sử phản ứng mạnh đối với các liều tiêm trước hoặc có phản ứng mạnh đối với vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván,viêm gan B như:
-Sốt cao 40ºC liên tục trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc-xin.
-Có biểu hiện sốc thuốc trong vòng 48 giờ sau tiêm.
-Trẻ quấy khóc dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 tiếng sau khi tiêm vắc xin.
-Xuất hiện co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm
-Không tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi vì vắc-xin có thể không hiệu quả do trẻ vẫn còn miễn dịch từ mẹ.
Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc cũng như triệu chứng bất thường ở trẻ, bạn nên cho bé đến phòng khám nhi tại Hà Nội để thăm khám ngay !