Theo các chuyên gia y tế, tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết giúp bảo vệ trẻ trước tấn công của căn bệnh nguy hiểm này và để đạt hiệu quả cao nhất các mẹ nên tu van tiem chung cho trẻ tiêm phòng ngay trong tháng đầu tiên khi sinh ra.
Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào?
Vắc-xin phòng lao (BCG) là loại vắc-xin rất cần thiết mà các bậc cha mẹ cần phải tiêm cho trẻ khi mới sinh ra, càng sớm càng tốt. Vắc-xin BCG có dạng bột và kèm theo dung môi pha hồi chỉnh. Trước khi sử dụng phải hòa tan vắc-xin với dung môi kèm theo. Sau khi đã pha hồi chỉnh, phải bảo quản vắc-xin ở nhiệt độ 2°C-8°C.
Phần vắc-xin còn lại sau mỗi buổi tiêm chủng hoặc sau 6 giờ phải được hủy bỏ. Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh thường tiêm dưới ở da, không tiêm vào mạch máu hay các cơ nên cha mẹ có thể yên tâm là không xảy ra biến chứng.
Những phản ứng phụ sau khi tiêm phòng lao
Sau khi tiêm phòng lao, phần lớn trẻ em đều có phản ứng tại vị trí tiêm. Thông thường, ngay sau khi tiêm sẽ xuất hiện nốt nhỏ tại chỗ tiêm và sẽ biến mất sau 30 phút. Khoảng 2 tuần sau tiêm, tại chỗ tiêm xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước bằng đầu bút chì. Vết loét này sẽ tự lành và để lại một sẹo nhỏ có đường kính khoảng 5mm. Hiện tượng này chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch với bệnh.
Một số trường hợp trẻ bị nổi hạch ở nách hoặc khuỷu tay, bị áp-xe. Triệu chứng nổi hạch hoặc áp-xe xảy ra do sử dụng bơm kim tiêm không vô trùng hoặc do tiêm quá nhiều vắc xin. Ngoài ra trẻ có thể bị sốt nhẹ, lúc này các mẹ cần lau mát cho trẻ hoặc cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của chuyên gia tâm lý trẻ em. Nếu trẻ sưng đau tại chỗ tiêm có thể chườm lạnh bằng cách dùng khăn thấm nước lạnh sạch. Các mẹ nên cho trẻ bú và uống nước nhiều hơn, ăn uống bình thường.
Những điều cha mẹ cần lưu ý khi tiêm phòng lao cho trẻ
Để tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh đảm bảo an toàn, trước hết bố mẹ cần nắm rõ tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi đi tiêm. Nếu trẻ đang có bệnh thì cần thông báo với bác sĩ để quyết định xem bé có cần hoãn tiêm hay không.
Ngoài ra, việc cha mẹ trả lời cẩn thận các câu hỏi sàng lọc trước khi tiêm cũng rất quan trọng vì các tình trạng dị ứng thuốc, dị tật bẩm sinh, hoặc việc truyền máu, globulin miễn dịch là chống chỉ định đối với một số loại vắc-xin.
Không nên tiêm phòng lao khi trẻ đang sốt, đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm phổi, thương hàn,…trẻ vừa khỏi các bệnh nói trên, còn đang trong thời kì hồi sức sức khỏe, trẻ đang bị viêm da mủ hoặc chàm ngoài da, trẻ sinh non còn yếu, trẻ thiếu cân…
Trước khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh các mẹ không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá no, cũng không để trẻ đói vì trẻ có thể bị hạ đường huyết sau khi tiêm. Cha mẹ nên vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé để hạn chế nhiễm trùng. Khi tiêm phòng lao, cần cho trẻ mặc quần áo đơn giản để bác sĩ dễ dàng thao tác trong quá trình khám và tiêm phòng, không nên mặc quần áo quá bó chặt hay ủ ấm quá nhiều.