Chậm phát triển là chứng bệnh không còn hiếm gặp ở trẻ em trong xã hội hiện nay. Vậy trẻ chậm phát triển do nguyên nhân gì và những biểu hiện của bệnh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về chứng bệnh này.
Nguyên nhân trẻ chậm phát triển
Trẻ chậm phát triển có thể do khi người mẹ mang thai bị ảnh hưởng bởi những tác động có hại, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kì như sốt vi rút, cảm cúm hay uống một số loại thuốc kháng sinh gây hại cho thai nhi; trẻ bị sinh non, trẻ bị ngạt sơ sinh; trẻ mắc phải một số bệnh nặng trong những năm đầu đời như viêm não, viêm màng não…
Ngoài ra trẻ chậm phát triển còn do mắc phải hội chứng Down hoặc cũng có thể là do gặp tai nạn nghiêm trọng. Những trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ và chậm nói có thể do bị khiếm thính hoặc có vấn đề về thanh quản, cổ họng, mũi hay mắc phải dị tật như hở hàm ếch.
Nhận biết trẻ chậm phát triển như thế nào?
-Đối với bé dưới 6 tháng tuổi: Trẻ khó di chuyển mắt hoặc mắt luôn hướng về một điểm duy nhất trong cả ngày, nhìn như bị lác. Trẻ không giật mình khi có tiếng động mạnh hay không có phản ứng với các âm thanh xung quanh. Khi bé 2 tháng không biết chú ý tới bàn tay của chính mình; tới 3 tháng không biết đưa tay ra lấy đồ vật, không thể tự nâng đầu lên và khi được mọi người hỏi chuyện không biết cười đáp lại. Trẻ được 4 tháng mà không biết ê a, bắt chước các âm thanh xung quanh, đưa các vật lạ vào miệng ngậm. Khi được cho đứng trên các vật cứng bé không biết dẫm châm hay chống chân. 5 tháng bé vẫn chưa biết lật người.
-Trẻ hơn 6 tháng tuổi: Khi trẻ được 6 tháng tuổi mà có các dấu hiệu sau đây thì cha mẹ cần lưu ý, có thể trẻ đang mắc chứng chậm phát triển. Trẻ không biết ôm, không biết ngồi ngay cả khi được người lớn hỗ trợ, không cười hay ê a hò hét. Đặc biệt trẻ rất nhạy cảm với ánh sáng, hay bị chảy nước mắt.
-Khi trẻ được 1 tuổi: Ở những trẻ phát triển bình thường thì độ tuổi này đã có thể bò được, đứng được khi có người lớn hỗ trợ. Tuy nhiên, ở những trẻ chậm phát triển lại không biết bò hoặc không giữ được cơ thể thăng bằng khi bò. Trẻ có dấu hiệu chậm nói, vốn ngôn ngữ nghèo nàn, không thể nói một vài từ đơn giản. Khi diễn đạt một vấn đề gì đó bé chỉ biết gật đầu hoặc lắc đầu. 18 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa biết đi hoặc biết đi nhưng lại không thể bước tuần tự hai chân.
-Khi trẻ 2 tuổi: Trẻ không biết bắt chước ngôn ngữ cũng như hành động của những người xung quanh, không nói được những câu ngắn và đơn giản. Tư duy của bé kém linh hoạt trong các sự việc.
-Khi trẻ 3 tuổi: Đối với bé chậm phát triển, giai đoạn này gặp khó khăn trong việc phát âm, liên tục bị chảy nước miếng. Khi cho bé bước cầu thang thì liên tục té ngã, không thể bước đi vững. Bé luôn tỏ ra thờ ơ với môi trường xung quanh, không thích đồ chơi, không hòa nhập với các bạn cùng độ tuổi. Thậm chí nhiều bé tỏ ra khó chịu khi nhận được sự quan tâm, vuốt ve của mọi người ngay cả từ bố mẹ.
Nhiều bậc phụ huynh có con chậm nói luôn thắc mắc rằng liệu trẻ chậm nói có kém thông minh. Về vấn đề này thì các mẹ đừng nên lo lắng bởi khả năng ngôn ngữ của trẻ được hình thành dựa trên mối liên hệ giữa não và quá trình nuôi dưỡng từ môi trường xung quanh. Nhiều trẻ chậm nói do thường xuyên xem TV, sử dụng điện thoại, bố mẹ ít nói chuyện với con cái do đó khả năng giao tiếp của bé bị hạn chế. Tình trang này có thể khắc phục được nếu cha mẹ có những phương pháp điều trị thích hợp.Do vậy không có cơ sở nào để kết luận được trẻ chậm nói sẽ kém thông minh.