Ho sổ mũi ở trẻ là do hễ miễn dịch của các bé non yếu, khả năng đề kháng còn kém, dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Tình trạng này nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ của trẻ về sau. Mẹ hãy tham khảo ngay những bí quyết trị ho sổ mũi ở trẻ được đề cập trong bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân trẻ bị ho sổ mũi
Một số nguyên nhân dẫn đến ho sổ mũi ở trẻ mẹ cần phân biệt để tránh nhầm lẫn những triệu chứng này với nhau:
- Hệ miễn dịch non yếu: Đây là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài tấn công gây bệnh cho bé.
- Dị ứng: Trẻ thường chảy nước mũi đi kèm với hắt hơi, mắt đỏ và ngứa.
- Thời tiết: Do sự thay đổi đột ngột thời tiết từ nóng sang lạnh khiến cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi, dễ mắc bệnh hô hấp, đặc biệt là viêm họng, dẫn tới ho sổ mũi, sốt về đêm. Ngoài ra, khi trẻ vui chơi, vận động nhiều, mồ hôi đổ ra, lỗ chân lông giãn nở, tiếp xúc ngay với không khí lạnh dễ bị ho, sốt và sổ mũi.
- Dị vật trong mũi: Vật lạ trong mũi khiến trẻ chảy nước mũi, có thể chảy máu hoặc gây đau đớn cho trẻ. Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm làm sạch đường thở, giúp tống đẩy dị vật gây kích thích.
- Cho bé ăn, bú nhiều vào ban đêm: Điều này dẫn tới lượng axit trong dạ dày của trẻ nhanh chóng bị trào ngược, gây kích thích ở cổ họng, khiến bé ho liên tục và kéo dài.
- Cảm lạnh: Trẻ bị ho sổ mũi do cảm lạnh thường có các triệu trứng như ho, sốt nhẹ, đau họng, chảy nước mắt, hắt hơi.
- Cúm: Trẻ ho sổ mũi do cúm thường kèm các triệu chứng như lạnh run, toàn thân đau ê ẩm, đau họng, chóng mặt, mệt mỏi, biếng ăn.
- Ngoài ra, bé bị ho sổ mũi có thể là dấu hiệu của các bệnh viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa, ho gà…
Tham khảo: ho đờm ở trẻ
Phòng tránh ho sổ mũi cho trẻ khi giao mùa
- Trong thời tiết hiện nay, nhiệt độ miền Bắc đang giảm vì đang chuyển sang mùa đông, mẹ cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là cổ họng và chân tay. Ngoài ra, trẻ cần được bổ sung vitamin và sắt.
- Chú ý rửa tay thường xuyên cho trẻ nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn từ tay sang các bộ phận cơ thể khác. Cha, mẹ, những người trực tiếp chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay thường xuyên.
- Lau dọn nơi sinh hoạt của trẻ hàng ngày để tránh bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ.
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, khói thuốc lá.
- Vệ sinh thường xuyên vùng mũi cho trẻ.
- Khuyến khích trẻ vận động thể chất, tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng và có một sức khoẻ toàn diện.
- Không khí trong phòng trẻ phải trong lành, sạch sẽ. Nếu có điều kiện, mẹ có thể trang bị cho nhà mình một máy làm ẩm không khí vì không khí khô cũng là nguyên nhân khiến dịch nhầy trong mũi bị đặc lại.
Cách chăm sóc và điều trị cho trẻ ho sổ mũi
Ho sổ mũi khiến trẻ bị ngạt mũi, khó thở, nếu không chăm sóc mũi cho trẻ tốt, trẻ có thể bị biến chứng như viên amidal, viêm tai giữa, viêm phổi. Vì vậy, mẹ nên rửa mũi thường xuyên cho con bằng nước mũi sinh lý.
Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ tắm nước ấm giúp làm lỏng dịch mũi, trẻ dễ hỉ ra và mẹ cũng dễ dành làm sạch mũi cho con hơn.
Để ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi, mẹ nhớ cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ.
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ vô cùng quan trọng vì khi trẻ bị ho sổ mũi, sẽ dẫn tới biếng ăn, hay nôn trớ. Mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, nước trái cây hoặc thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hoá nhằm giúp dịch mũi lỏng hơn, dễ làm sạch hơn. Đồng thời giúp trẻ bổ sung các chất cần thiết, tăng cường sức khoẻ.
Ngoài ra, để tình trạng ho ở trẻ không nặng thêm, cần chú ý giữ ấm cho cơ thể trẻ, đặc biệt là khi đi ra ngoài và vào ban đêm.
Chữa ho sổ mũi cho trẻ bằng gừng là một trong những mẹo chữa trị tại nhà đơn giản mà mẹ có thể áp dụng. Cụ thể, mẹ cho nhiều gừng băm nhuyễn vào súp gà để trẻ ăn thường xuyên hoặc đun sôi gừng băm trong nước, thêm một chút đường và cho trẻ uống ngày 2-3 lần.
Dầu tràm, dầu khuynh diệp cũng cải thiện độ thông thoáng cho đường hô hấp, giúp trẻ dễ thở và hạn chế chảy nước mũi hay ngạt thở.
Tham khảo: Ho gà ở trẻ
Sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ ho sổ mũi
Hiện nay, nhiều cha mẹ khi thấy con ho sổ mũi đã “tự ý” mua kháng sinh về “điều trị”. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo rằng đây là thói quen sai lầm của không ít phụ huynh, khiến bệnh tình của trẻ chẳng những không hết hẳn mà còn thường xuyên tái phát, biến chứng nặng hơn.
Đáng lo ngại, không ít phụ huynh còn đưa miệng hút mũi cho trẻ, khiến mầm bệnh trong miệng lây cho em bé, làm bệnh tình của trẻ càng nặng thêm.
Ngoài ra, việc một số cha mẹ dùng nước ép tỏi để nhỏ mũi cho trẻ là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề, làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ.
Việc sử dụng dụng cụ hút mũi hay xi lanh đưa nước vào khoang mũi nếu không làm đúng cách có thể khiến trẻ bị sặc, nước tràn vào màng phổi rất nguy hiểm.
Một sai lầm đáng chú ý khác, đó là việc cha mẹ lạm dụng các loại thuốc nhỏ mũi không theo chỉ định của chuyên gia y tế khi chưa tìm được nguyên nhân để điều trị. Chẳng hạn, những thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid chỉ được dùng dưới 7 ngày và nhất định phải theo chỉ định của bác sĩ. Nếu không dùng đúng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ.
Phụ huynh có những thắc mắc về ho sổ mũi ở trẻ cần được giải đáp, vui lòng liên hệ tổng đài 024 3927 5568 để được các bác sĩ Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc tư vấn cụ thể.