Nghiến răng là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em. Bởi nó diễn ra khi trẻ ngủ say, rơi vào trạng thái vô thức nên bản thân trẻ khó nhận biết và bố mẹ nếu không chú ý cũng sẽ dễ bị bỏ qua. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh nghiến rắng ở trẻ em mà bố mẹ cần biết để phát hiện và có hướng điều trị kịp thời cho trẻ.
Xem thêm: Dấu hiệu bệnh nghiến răng ở trẻ em
Phát ra tiếng kêu ken két
Nghiến răng là trạng thái hai hàm nghiến chặt vào nhau, phát ra tiếng kêu ken két. Ở mức độ nhẹ, tiếng kêu thường nhỏ và không thường xuyên nên nếu không chủ tâm để ý sẽ rất khó phát hiện. Tuy nhiên, khi bệnh diễn biến nặng, những âm thanh do nghiến răng gây ra sẽ rất ồn ào, nghe khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của những người xung quanh

Răng bị mài mòn
Việc nghiến răng thường xuyên sẽ tạo ra một lực ma sát khiến răng bị mài mòn dần dần. Do vậy, bố mẹ nên kiểm tra răng miệng của trẻ thường xuyên để phát hiện sớm bệnh tình của con mình.
Đau cơ răng
Vì hoạt động liên tục trong thời gian dài (suốt đêm) sẽ có thể khiến cho cơ răng của trẻ bị mỏi và đau nhức nên nếu có những biểu hiện này, bố mẹ cũng nên xem xét và cho bé gặp nha sĩ để được thăm khám và chuẩn đoán nhé.

Bể răng (hoặc miếng trám răng)
Khi nghiến răng, bé sẽ tạo ra một lực mạnh gấp nhiều lần khi nhai tác động vào răng khiến răng ( hoặc những miếng trám răng) dễ dàng bị nứt, mẻ, bể,… Điều này sẽ rất nguy hiểm đối với trẻ đã qua giai đoạn mọc răng, vì răng vĩnh viễn nếu mẻ, bể sẽ không mọc lại được.
Nha chu
Các chuyên gia cho biết, tật nghiến răng gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, điển hình là tình trạng nha chu, làm xô lệch các khớp cắn, khiến răng bé có nguy cơ lệch lạc, làm mất thẩm mỹ khuôn mặt.
Mỏi cổ
Đây là tình trạng diễn ra phổ biến đối với bất kì ai mắc phải triệu chứng này. Bởi khi nghiến răng các cơ sẽ vô thức căng lên và co lại (gồng mình) nên khi thức dậy trẻ sẽ luôn có cảm giác mỏi cổ và đau đầu.

Bệnh nghiến răng ở trẻ có thể có nguyên nhân từ sự lệch lạc của các khớp cắn hoặc do những căng thẳng, lo âu, stress mang lại, vì thế bố mẹ cần quan tâm đến đời sống tinh thần của trẻ và cho trẻ đi khám nha khoa định kì 6 tháng một lần để phát hiện sớm các dấu hiệu của liên quan đến răng miệng của trẻ và có phương pháp phòng ngừa hiệu quả.