Để giúp cho việc điều trị trở nên nhẹ nhàng và thuận lợi hơn, các bậc cha mẹ nên chú ý tới các triệu chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em sau đây ngay từ khi trẻ được 18-36 tháng tuổi.
xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ em
Triệu chứng bệnh tự kỷ trẻ em
Theo các chuyên gia điều trị tâm lý, có thể phát hiện sớm bệnh tự kỷ ở trẻ em từ giai đoạn 18-36 tháng tuổi. Đây cũng là thời điểm mà các biện pháp can thiệp có thể mang lại hiệu quả tích cực nhất, tăng khả năng trẻ trở lại với cuộc sống bình thường. Nếu để quá thời điểm này, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.

Nếu trẻ có khoảng 35% các triệu chứng dưới đây thì trẻ đã mắc bệnh tự kỷ:
– Sống trầm lặng, thờ ơ, khép kín, lãnh đạm với việc giao tiếp, trẻ không quan tâm tới những gì diễn ra xung quanh.
– Trẻ chậm tiếp thu, chậm phát triển về ngôn ngữ giao tiếp
– Phản ứng chậm hoặc thậm chí không có phản ứng khi được nhắc đến hoặc được gọi tên.
– Vô cùng nhút nhát và rụt rè, không chơi với các trẻ khác.
– Thường xuyên lặp lại các hành động, cử động cơ thể.
– Không hứng thu với các hoạt động thể chất, trẻ chỉ chơi 1 hoặc một vài trò chơi quen thuộc.
– Thường hành động kỳ quái, tự gây tổn thương tới bản thân như cào, cấu, đập đầu vào tường…
– Trẻ hay ăn vạ

– Sợ tiếp xúc với người lạ, sợ vật lạ và chỗ lạ.
– Bị thu hút bởi những đồ vật quen thuộc
– Rối loạn tiêu hóa, rối loạn ăn uống
– Khó thích ứng với những sự thay đổi về hoàn cảnh, diễn biến thường ngày.
Có thể phòng ngừa bệnh tự kỷ được không?
Các chuyên gia cho rằng, để giảm thiểu nguy cơ trẻ mắc hội chứng tự kỷ, trong thời gian mang thai, các mẹ bầu cần chú ý giữ gìn sức khỏe thật tốt. Nên tránh xa các thói quen có hại như uống rượu, hút thuốc lá để hạn chế nguy cơ nhiễm độc, tránh lạm dụng mỹ phẩm vì trong mỹ phẩm có chứa thủy ngân là một nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tự kỷ ở trẻ em.
Sau khi trẻ được sinh ra, cha mẹ nên dành thật nhiều thời gian bên con, chăm sóc, trò chuyện và vui đùa cùng trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, năng lực. Tránh không để trẻ bị chấn động tâm lý hoặc chấn động não.

Trong nhiều trường hợp, dù đã nghĩ đến khả năng con mình mắc hội chứng tự kỷ nhưng các bậc cha mẹ lại giấu diếm bệnh, không hợp tác với bác sĩ hoặc rơi vào tình trạng suy sụp buông xuôi do mặc cảm và sĩ diện. Điều này càng khiến bệnh tự kỷ ở trẻ trở nên nặng thêm. Việc phát hiện sớm bệnh tự kỷ ở trẻ là điều hết sức quan trọng, nếu càng kéo dài thì càng làm giảm khả năng điều trị thành công.