Bệnh chàm có nhiều loại khác nhau như cấp, bán cấp hay mãn tính, tuy nhiên đều có các dấu hiệu chung. Vậy triệu trứng bệnh chàm ở trẻ em được biểu hiện như thế nào?
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm ở trẻ em
Trên vùng mặt, cổ, chân, tay hay lưng của bé bắt đầu xuất hiện các nổi mẩn đỏ, vùng da thô ráp… điều đó cảnh báo có thể bé nhà bạn đã bị mắc bệnh chàm. Triệu chứng bệnh chàm ở trẻ em tiến triển theo 5 giai đoạn chính:
Giai đoạn tấy đỏ

Giai đoạn đầu tiên bé bắt đầu thấy ngứa, trên da xuất hiện các màng đỏ, có nhiều nốt nhỏ, màu trắng mờ và sau đó tạo thành mụn nước.
Giai đoạn nổi mụn nước

Trên nền da đỏ của bé xuất hiện các mụn nước, thậm chí những nốt mụn này còn lan rộng ra vùng da lành. Thông thường, mụn có kích thước nhỏ, nông, có chứa dịch trong nhưng đôi khi chúng hợp lại tạo thành mụn nước lớn. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, lâu ngày mụn sẽ mọc dày thành từng mảng lớn.
Có thể có nhiều đợt mụn nước nổi lên ở nhiều giai đoạn khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Giai đoạn chảy nước
Đến một thời gian nhất định mụn nước bị vỡ ra hoặc cũng có thể vỡ sớm hơn do các bé dùng tay gãi lên chúng. Từ đó dẫn đến da xuất hiện các mảng chàm lỗ chỗ nhiều vết trợt, rất dễ bị bội nhiễm nếu không biết cách vệ sinh vùng da bị bệnh cẩn thận.
Gia đoạn da nhẵn
Khi nước vàng đã chảy hết, huyết thanh đọng lại trên mặt da làm thành những vảy tiết dày. Sau đó vảy tiết khô, bong ra để lại lớp da mỏng nhẵn. Giai đoạn này thường diễn ra khá nhanh từ 1-3 ngày.
Giai đoạn bong vảy da

Lớp da mỏng vừa tái tạo tự rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám, da dày lên và tăng sắc tố do chàm.
Ngoài các biểu hiện trên, bé sẽ luôn cảm thấy ngứa, nó xuất hiện ngay từ thời kỳ đầu bị đỏ da đến cuối giai đoạn. Chính vì ngứa nên các bé rất khó chịu, thường đưa tay lên gãi nếu không có người lớn kiểm soát, hành động này vô tình khiến da bị tổn thương nặng hơn. Vì thế các mẹ cần tìm hiểu kỹ triệu trứng bệnh chàm ở trẻ em để có cách điều trị tốt nhất cho bé.