Một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay bị ghèn ở mắt, điều này thường khiến các bà mẹ lo lắng. Dưới đây là những nguyên nhân mắt trẻ bị ghèn mà mẹ có thể tham khảo.
Vì sao mắt trẻ bị ghèn?
Rất nhiều trẻ sơ sinh khi mới sinh ra sẽ bị chất lỏng như máu, dịch ối… chảy vào mắt dẫn đến nhiễm trùng. Tuy nhiên, một số khác là do nhiều nguyên nhân trong quá trình bé lớn lên. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân phổ biến làm cho mắt trẻ bị ghèn đã được thống kê:
– Viêm kết mạc: là tình trạng mắt bị kích thích và sưng đỏ lên do ngứa, đồng thời đi kèm với chất nhầy màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây. Điều này làm mắt bé bị chảy nước liên tục. Trong trường hợp nghiêm trọng, mắt của bé còn sưng lên thành một mí, mắt bị nhắm khó mở ra.
– Viêm kết mạc do virut: Nếu bị bệnh này rất dễ lây, thường được gây ra bởi loại virus simplex hoặc herpes. Với căn bệnh này, mắt bé không chỉ đỏ mà còn xuất hiện ghèn, gỉ dính lên toàn bộ mí mắt.
– Nhiễm trùng mắt khác: mắt bé có thể bị nhiễm một số loại virut khác như viêm giác mạc do nấm, do ký sinh trùng Acanthanmoeba,… Những trường hợp này tuy ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm, có thể dẫn đến mù lòa, bệnh thường do vệ sinh kém hoặc nhiễm chất độc hại.
– Viêm bờ mi: đây là một loại rối loạn mãn tính của mí mắt làm cho một bên mí mắt bị chảy nước, có rỉ và ghèn màu vàng hoặc xanh lá cây. Đồng thời, có thể gây ngứa, sưng lên rất khó chịu.
– Lên lẹo: Lẹo xuất hiện khi một nang lông mi bị nhiễm bệnh, làm tắc tuyến meibomian ( là tuyến sụn mi giúp tiết bã nhờn). Hình dáng như một cái mụn trên lề mí mắt, kèm theo mắt bị đỏ, mủ vàng, mí mắt sưng và đau ở khu vực xung quanh.
– Khô mắt: khi mắt sản xuất không đủ nước hoặc bị rối loạn chức năng các tuyến meibomian thì sẽ làm cho mắt bị khô, bề mặt mắt không được bôi trơn nên dễ bị kích thich và viêm. Đôi khi, bị khô mắt thể làm mắt xả rất nhiều nước.
– Chấn thương mắt: một vật thể lạ bị bay vào trong mắt như bụi bẩn, mảnh vụn gì đó, chất hóa học,… có thể khiến mắt bị chảy nước nhiều từ đó xuất hiện rỉ, ghèn. Đôi khi có mủ mắt hoặc máu trong mắt (xuất huyết mạc), trường hợp này phải cấp cứu khẩn cấp.
– Loét giác mạc: đây là một bệnh thường gây ra bởi chấn thương mắt hoặc nhiễm trùng mắt không được điều trị. Mắt vì thế sẽ bị đau, đỏ, mí mắt sưng, chảy rất nhiều nước, có mủ mắt. Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng thì rất có thể bị mất thị lực hoàn toàn.
Trên đây là thông tin về một số nguyên nhân mắt trẻ bị ghèn với các biểu hiện như trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt hoặc mắt bé bị đổ ghèn xanh. Hi vọng rằng với những nội dung ở trên, các phụ huynh sẽ biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đôi mắt của bé yêu, đồng thời có những phương pháp phù hợp để chữa ghèn mắt cho trẻ trong trường hợp bị mắc một bệnh lý bất kỳ về mắt.