Viêm cầu thận cấp ở trẻ nhỏ do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A gây ra; tuy nhiên bệnh này không cần quá lo lắng vì nó hoàn toàn có thể chữa khỏi.
Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là gì?
Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là một bệnh lý do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (Group A Beta Hemolytic Streptococcus – GABHS) gây ra. Đây là loại khuẩn cư trú ở vùng hầu họng, trước tiên gây viêm họng rồi sau đó chúng tiếp tục tấn công gây dị ứng ở nhiều bộ phận khác như tim, thận, khớp… Đặc biệt khi thời tiết thay đổi hoặc nhiệt độ vùng hầu họng biến đổi thất thường là trẻ có thể bị viêm họng. Theo các chuyên gia y tế, bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ độ tuổi từ 4 đến 14, hiếm gặp ở trẻ dưới 2 tuổi và người trưởng thành.
Triệu chứng viêm cầu thận ở trẻ em
Khi bị bệnh cầu thận, triệu chứng thường gặp ở trẻ bao gồm:
+ Viêm họng: Trong 1-2 tuần đầu, trẻ bị sốt, đau họng, sưng amidan, thậm chí mưng mủ
+ Viêm mủ da: xuất hiện nhiều nốt mụn mủ trên da trong thời gian 2-3 tuần
+ Sưng phù hai mi mắt, phù mặt và có thể lan ra toàn thân
+ Tiểu ít, nước tiểu sậm màu
+ Tăng huyết áp, chán ăn, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau hông lưng
+ Nặng hơn có biểu hiện co giật, khó thở, ho…
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp trẻ bị bệnh mà không hề có biểu hiện ra ngoài, chỉ phát hiện tình cờ qua kết quả xét nghiệm nước tiểu chứa nhiều đạm, máu, chức năng thận suy giảm,…
Viêm cầu thận cấp có nguy hiểm không?
Viêm cầu thận cấp ở trẻ được chia thành hai thể là thể lành tính và ác tính. Nếu ở thể lành tính, trẻ chỉ cần điều trị xong đợt cấp, rồi tiếp tục điều trị duy trì từ 6-9 tháng là có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Dù vậy, bệnh cầu thận ở trẻ có thể chữa dứt hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác bao gồm mức độ tổn thương thận, thời gian điều trị và thuốc… Bệnh lý này của trẻ có thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn hay không sẽ được đưa ra sau khi trẻ được theo dõi điều trị trong ít nhất 6 tháng.
Đáng chú ý, viêm cầu thận cấp ở thể lành tính mà không được điều trị kịp thời, bệnh tình của trẻ sẽ tiến triển dần đến mạn tính, rồi chuyển sang ác tính và có thể gây suy tim cấp, suy thận nặng dẫn tới tử vong.
Phòng và điều trị cho trẻ bị viêm cầu thận cấp
Hiện nay vẫn chưa tìm ra loại vắc xin nào để phòng ngừa bệnh viêm cầu thận cấp một cách hiệu quả cho trẻ. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa chủ yếu vẫn là giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ. Đặc biệt việc súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên được xem là 1 cách phòng chống bệnh khá tốt. Đồng thời, bạn nên chú ý, tránh để trẻ bị nhiễm trùng thứ phát, dẫn đến các biến chứng lên thận.
Ngoài ra, khi trẻ có các dấu hiệu bị viêm nhiễm khuẩn ở họng hoặc da do GABHS gây ra, bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị tích cực và kịp thời.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cầu thận, trẻ sẽ được chỉ định dùng phương pháp điều trị phù hợp và một số loại thuốc kháng sinh, lợi tiểu, hạ áp… thích hợp.
Khi nghi ngờ trẻ bị viêm cầu thận, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị tích cực ngay từ sớm, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra với sức khỏe của trẻ cũng như ngăn chặn nguy cơ lây lan.
Bạn đang đọc bài viết: Viêm cầu thận cấp ở trẻ nhỏ: triệu chứng và cách phòng tránh