Nói đến giám định ADN không phải ai cũng hiểu hết được khái niệm này. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết: Xét nghiệm ADN và những câu hỏi thường gặp.
Xét nghiệm ADN xác định huyết thống là gì?
Xét nghiệm ADN là phân tích, so sánh những đoạn ADN tách chiết được từ tế bào của cơ thể như mô, máu, tinh dịch, chân tóc, dấu vết sinh học chứa ADN để lại trên hiện trường vv… nhằm truy tầm thủ phạm, tung tích nạn nhân hoặc xác định mối quan hệ huyết thống.
Giám định ADN xác định huyết thống là xác định xem có đúng người con nhận các đoạn ADN của người bố nghi vấn hay không.
Xét nghiệm ADN Pháp y nhằm mục đích gì?
Giám định ADN nhằm xác định mối quan hệ huyết thống trong các vụ việc dân sự như: Tìm bố – con, xác định quyền làm cha, trách nhiệm nhận nuôi con trong hoặc ngoài giá thú, thất lạc người thân vv…). Giám định ADN với mục đích xin thị thực di dân.
Xét nghiệm ADN trong các vụ án hình sự, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, mồ mả thân nhân bị thất lạc hoặc tranh chấp, nạn nhân chết trong thiên tai thảm họa.
Cần dùng những loại mẫu nào để xét nghiệm ADN?
Để xác định mối quan hệ huyết thống có thể tiến hành giám định ADN với nhiều loại tế bào như: Lấy mẫu máu, mẫu mô, tế bào bên niêm mạc miệng, móng tay, cuống rốn, xương, răng, chân tóc… Các xét nghiệm sẽ có cùng độ chính xác như nhau, vì tất cả các tế bào trong cùng một cơ thể đều có cùng một loại ADN.
Giám định ADN chính xác đến mức nào?
Xét nghiệm ADN để xác định huyết thống là phương pháp chính xác nhất hiện nay. Nếu các mẫu ADN của mẹ, bố và con nghi vấn khớp với nhau trong từng gen thì độ chính xác có quan hệ huyết thống đạt tới 99.999% hoặc cao hơn. Điều đó có nghĩa là trên thực tế người đàn ông được xét nghiệm ở đây chính là bố của người con.
Nếu hai mẫu ADN của người bố và con nghi vấn không khớp với nhau từ hai gen trở lên, thì người đàn ông này phải loại trừ 100% và khả năng để là cha của đứa trẻ là 0%.
Nếu hai người đàn ông nghi ngờ là hai anh em sinh đôi cùng trứng (có bộ gen hoàn toàn giống nhau) thì kết quả xét nghiệm ADN không thể xác định ai là người cung cấp tinh trùng cho đứa trẻ.
Có thể xác định quan hệ huyết thống thông qua họ hàng được không?
Nhiều người thắ mắc, nếu trong trường hợp không có người bố thì có thể xác định huyết thống không trực hệ theo dòng cha (Y-STR) xác định họ hàng bên nội được không? Điều này là hoàn toàn có thể với điều kiện, những người được giám định là nam giới. Ví dụ xác định huyết thống ông nội – cháu trai, bác (chú) ruột – cháu trai, anh – em trai vv…
Trường hợp muốn tìm họ hàng bên ngoại thì xác định huyết thống không trực hệ theo dòng mẹ (gen ty thể-mtDNA). Ví dụ xác định huyết thống giữa bà – cháu ngoại, mẹ – con, dì – cháu hoặc những người cùng họ hàng bên ngoại vv…
Lưu ý khi lấy mẫu giám định ADN?
– Ghi tên hoặc đánh ký hiệu để tránh nhầm lẫn mẫu với người khác
– Nếu là máu tươi phải bảo quản lạnh hoặc thấm vào thẻ lấy mẫu, gạc vô trùng rồi để khô tự nhiên trước khi bảo quản và gửi đi giám định.
– Mẫu là dấu vết sinh học (vết máu, nước bọt, tinh dịch…) thì phải phơi khô tự nhiên trước khi bảo quản.
– Trong quá trình lấy mẫu tránh nhiễm bẩn, để vi khuẩn, nấm vào mẫu.
– Phải đi găng vô trùng khi lấy mẫu
– Tránh nhiễm chéo (nhiễm từ người khác)
– Cơ quan giám định phải lập biên bản thu mẫu niêm phong trước khi gửi đi giám định.
Địa chỉ tin cậy để giám định ADN?
Hiện nay, có nhiều cơ sở mở dịch vụ xét nghiệm huyết thống dưới dạng công ty hay phòng khám tư nhân với giá cả khác nhau. Tuy nhiên, người có nhu cầu giám định ADN tốt nhất nên đến bệnh viện uy tín để đảm bảo độ tin cậy cũng như tính pháp lý của những kết quả xét nghiệm.
Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc là một trong những cơ quan giám định AND uy tín với đội ngũ cán bộ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, có các phòng xét nghiệm ADN với trang thiết bị và công nghệ hiện đại chất lượng quốc tế nên quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác cũng như vấn đề bảo mật thông tin.