- Giới thiệu
Ở trẻ em, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên cơ thể rất nhạy cảm và dễ mắc bệnh. Vì vậy, tư vấn tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ là một trong những biện pháp hiệu quả giúp đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh, đồng thời bảo vệ bé trước những biến chứng nguy hiểm của một số bệnh phổ biến.
VÌ SAO CẦN TIÊM PHÒNG CHO TRẺ SƠ SINH ĐẦY ĐỦ?
Nếu so về độ rủi ro khi đã mắc bệnh thì tiêm phòng trước vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ bé khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.
Khi môi trường, thời tiết thay đổi, kéo theo đó là sự xuất hiện của nhiều dịch bệnh nguy hiểm đang trở thành mối đe dọa tới sức khỏe của bé yêu. Đặc biệt, với các bé có hệ miễn dịch rất yếu thì rất dễ bị dịch bệnh tấn công.
Để củng cố và tăng cường sự phát triển của hệ thống miễn dịch của bé, các chương trình tiêm chủng đã được đưa vào ở khắp các cơ sở y tế. Mặc dù, sau khi tiêm, một số bé sẽ bị phản ứng với thuốc và gặp các tác dụng phụ không mong muốn nhưng so với rủi ro khi mắc bệnh thì tiêm phòng vẫn là biện pháp tốt nhất để bảo vệ bé.
NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ MÀ SAU KHI TIÊM PHÒNG BÉ CÓ THỂ GẶP.
Hầu hết, sau khi tiêm chủng phòng ngừa bệnh cho trẻ, các bé đều có dấu hiệu sốt nhẹ, hơi sưng tấy tại vị trí tiêm. Đây hoàn toàn là triệu chứng bình thường và không đáng ngại.
Sau khoảng 8 tiếng thì các triệu chứng này sẽ giảm và hoàn toàn biến mất chỉ sau tối đa là 2 ngày.
Nếu thấy biểu hiện của bé kéo dài và mức độ nặng hơn, các mẹ nên cho bé đi bệnh viện Nhi để được thăm khám.
Một số cha mẹ khi thấy con bị sưng tấy thường xát chanh, khoai tây nên vết tiêm, điều này không nên bởi rất có thể làm cho vết sưng tấy trở nên nhiễm trùng gây nguy hiểm cho bé. Thay vào đó, để giảm sưng hãy chườm đá cho bé.
Nếu thấy bé bị sốt, cần cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định hoặc theo độ tuổi, số cân nặng của bé. Các mẹ không nên hạ sốt cho bé bằng các loại thuốc có chứa thành phần aspirin hoặc axit salicylic. Bởi cả hai thành phần này nếu kết hợp với một số thành phần có trong vắc-xin có thể gây phản ứng phụ nghiêm trọng như sùi bọt mép, co giật, tím tái…nên cho bé tới bệnh viện ngay.
Để đảm bảo an toàn trước khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, bậc phụ huynh cần nhớ một vài việc cần làm như sau:
– Không để bé ăn quá no hoặc bị đói trước khi tiêm.
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng.
– Cần kê khai rõ tiền sử bệnh của bé trong tờ khai bệnh sử trước khi bác sĩ tiến hành tiêm.
– Đối với các loại vắc-xin sống như sởi, lao và thủy đậu…nên cho bé tiêm phòng cách nhau ít nhất 4 – 5 tuần.
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA VẮC-XIN PHÒNG NGỪA BỆNH CHO TRẺ EM.
Cơ thể con người vốn có cơ chế tự sinh sản tế bào nhận biết để chống lại các loại bệnh tật trong tương lai bằng cách ghi nhớ sự xuất hiện và xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh. Sau đó hệ miễn dịch tự động tạo các phản ứng giúp ngăn ngừa và tiêu diệt virus, vi khuẩn xâm nhập.
Vắc-xin cũng có cơ chế hoạt động bằng cách “copy” lại các cơ chế nhiễm trùng của cơ thể giúp hệ miễn dịch có thể nhận biết được vắc xin là “vật thể lạ” nên tìm cách tiêu diệt và “ghi nhớ” lại chúng.
Sau này, nếu xuất hiện virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thì hệ miễn dịch đã có thể kháng lại tác nhân gây bệnh để bảo vệ cơ thể bé.
TƯ VẤN TIÊM CHỦNG THEO LỊCH CHO TRẺ EM.
Dịch vụ tiêm chủng phòng ngừa bệnh cho trẻ em là một trong những điều mà bất kỳ bậc phụ huynh nào đều cần quan tâm. Bởi không chỉ giúp ngăn chặn virus gây bệnh thông thường, tiêm chủng vắc-xin còn giúp bảo vệ cơ thể bé trước những nguy cơ có thể mắc phải một số bệnh nguy hiểm khác.
Do vậy, vì sức khỏe của bé yêu các ba mẹ nên tham gia các buổi tư vấn tiêm chủng phòng ngừa bệnh cho trẻ em để có thể kịp thời nắm bắt được lịch tiêm chủng mở rộng cho bé và hiểu rõ hơn về các chương trình này.
LỊCH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG CHO TRẺ NĂM 2017 THEO LỨA TUỔI.
Sau khi sinh: Trong vòng 24h sau khi sinh, bé sẽ được tiêm phòng cho trẻ sơ sinh phòng bệnh viêm gan siêu vi B.
Dưới 1 tháng tuổi: Tiêm phòng BCG giúp ngăn ngừa các bệnh về lao phổi (tiêm 1 mũi và ở vai trái).
Trẻ từ 2-6 tháng tuổi:
- Tiêm phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 1, 2 và 3
- Tiếp tục tiêm phòng Viêm gan siêu vi B mũi 2, 3 và 4
- Tiêm phòng Hib mũi 1, 2 và 3.
- Tiêm vắc-xin Rotavirus: Ngăn ngừa Rota virus gây bệnh tiêu chảy cho bé.
Trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi: Tiêm phòng cúm mũi đầu, trẻ từ 6 – 36 tháng tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, trẻ trên 36 tháng tiêm 1 mũi, nhắc lại hàng năm.
Trẻ từ 12- 15 tháng tuổi: Tiêm phòng viêm não Nhật bản B, Thủy đậu, Sởi, Quai bị, Rubella, Viêm gan A mũi 1.
Trẻ từ 16 – 23 tháng tuổi:
- Tiếp tục tiêm phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4.
- Tiêm phòng Hib mũi 4.
- Tiêm phòng bệnh Viêm gan B mũi 4.
- Tiêm phòng Viêm gan A mũi 2.
Trẻ trên 24 tháng tuổi:
- Tiêm phòng viêm màng não mô cầu A và C.
- Tiêm phòng Viêm não Nhật Bản mũi 3.
- Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu.
- Tiêm phòng thương hàn, tả.
Trên 9 tuổi: Tiêm phòng chủng ngừa HPV ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.
Thông tin chi tiết về chương trình tiêm chủng quốc gia và chương trình tiêm chủng mở rộng, phụ huynh có thể xem TẠI ĐÂY.
Với đội ngũ y – bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm cùng trình độ chuyên môn cao, Khoa Y tế Dự phòng của bệnh viện Hồng Ngọc thực sự là một địa chỉ uy tín, đáng tin cậy cho mẹ và bé để được tư vấn tiêm chủng và tiêm chủng phòng bệnh hiệu quả, thích hợp nhất.