Trẻ đi ngoài phân lỏng, mất nước, biếng ăn, sốt… là những triệu chứng ban đầu của bệnh tiêu chảy ở trẻ em mà các bậc cha mẹ cần lưu ý.
Triệu chứng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
Nếu trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh như sau:
– Mất nước và chất điện giải: Trẻ thường quấy khóc, khát nước và uống nhiều nước, nếu mất nước nặng có thể dẫn tới miệng lưỡi khô, thở nhanh và sâu hơn, khóc không ra nước mắt, thóp lõm và tụt huyết áp.

– Hội chứng tiêu hóa: Trẻ đi ngoài ra phân lỏng có nhiều nước và nhiều lần trong ngày. Phân có mùi khá chua, khó ngửi, có thể có lẫn máu.
– Có thể bị sốt hoặc không.
Triệu chứng bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ
– Số lần trẻ đi ngoài lúc giảm lúc tăng không ổn định.
– Tiêu chảy kéo dài sau lỵ, phân loãng và có thể kèm máu hoặc nhầy hồng, khi đi tiểu tiện phải rặn.

– Trẻ ăn kém, chán ăn, khó tiêu hóa. Nếu ăn phải thức ăn lạ rất dễ tái phát tiêu chảy.
Triệu chứng toàn thân
– Nếu bệnh tiêu chảy xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến trẻ chậm phát triển chiều cao, giảm cân và bị suy dinh dưỡng nặng.
– Thiếu hụt muối khoáng và các yếu tô vi lượng như kẽm, kali, selen, phốt pho…
– Có biểu hiện thiếu các vitamin nhóm A, D, E, K như còi xương, khô mắt và xuất huyết.
Triệu chứng tiêu chảy do không dung nạp Lactose
Lactose là một chất dạng đường thường có ở trong sữa và các thành phẩm từ sữa. Khi vào trong cơ thể, lactose sẽ được tiêu hóa nhờ men lactase ở trong ruột. Nếu trẻ thiếu hoặc không có men lactase thì cơ thể sẽ không thể dung nạp được lactose. Khi đó, lượng lactose dư thừa sẽ được chuyển hóa thành acid lactic.
Do đó, khi trẻ ăn các thực phẩm có chứa đường lactose có thể xuất hiện triệu chứng chướng bụng, tiêu chảy, phân chua, hậu môn hăm đỏ… Mức độ nặng hay nhẹ sẽ tùy thuộc vào lượng lactose mà trẻ ăn nhiều hay ít.

Làm sao để biết trẻ bị mất nước?
Thông thường khi bị mất nước, trẻ sẽ thấy khát và muốn uống nước, tuy nhiên với các bé còn nhỏ chưa biết nói sẽ thường có biểu hiện quấy khóc và chỉ khi được uống đủ nước mới nín. Có 3 mức độ mất nước khi trẻ bị tiêu chảy:
– Mất nước mức độ nhẹ: Trẻ khát và đòi uống nước, khi khóc vẫn có nước mắt.
– Mất nước mức độ vừa: Ngoài việc đòi uống nước, trẻ còn có thêm biểu hiện là khô môi, khô lưỡi, khô mắt, da dẻ nhăn nheo, lõm thóp, mắt trũng…

– Mất nước mức độ nặng: Trẻ khóc không ra nước mắt và cũng không chảy rãi, khi ngủ mắt không khép kín, cơ thể mệt mỏi, vật vã, lừ đừ, hôn mê li bì hoặc xuất hiện tình trạng co giật.
Nếu trẻ bị mất nước do tiêu chảy mà không thể uống được nước, khi uống vào là nôn ra hoặc trong trường hợp trẻ mất nước nặng thì cần nhanh chóng đến chuyên khoa nhi tại các bệnh viện đề khám tổng quát cho trẻ em chuyên sâu.
Xem thêm: cách chữa bệnh tiêu chảy cho trẻ em